Mệnh Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa thủ Mệnh Mệnh Vô chính diệu, nhưng : – Có hung tinh đắc địa thủ mệnh, hung tinh này phải hợp hành của Mệnh. – Lại phải không có Tuần, Triệt mới được (Có Tuần, Triệt thì phá mất cái thế đẹp của hung tinh đó). Một vài tỷ dụ : – Người Hỏa Mệnh có Thiên Không thuộc Hỏa là hợp cách. Nhưng Thiên Không phải đắc địa, và không được có Tuần, Triệt tại đây. – Trường hợp Đà La độc thủ tại mệnh không có chính diệu, nhưng có Đà La đắc địa và hợp với hành của mệnh (miễn là không có Tuần Triệt phá đi). Phải không có hung tinh mạnh nào khác, mới kể là Đà La độc thủ. – Lá số Ông Nguyễn Văn Vĩnh : Mệnh ông tại cung Thân, Vô chính diệu. Tại đây có Tuần, có Đại Hao, Tang Môn, Địa Kiếp. Ông Vĩnh, Mệnh Mộc, Tang Môn thuộc Mộc và đồng hành với Mộc (sẽ bàn kỹ lá số này ở phần kế tiếp). Ông được ăn vào sao này. Tang Môn ở cung Thân không đắc địa, nhưng được Tuần đóng ngay tại đây nên Tang Môn sáng ra. Còn Hao và Địa Kiếp là Hỏa, bị Tuần là Hỏa chế ngự bớt, cho nên Tang Môn mới được nổi bật lên, phù cho ông Vĩnh. Tuy nhiên cũng vị sự kiện Tang Môn không tự nó phù cho đương số, mà phải nhờ đến TUẦN làm sáng ra mới có được ảnh hưởng tốt, cho nên Ông Vĩnh lên xuống thất thường.
Nên ghi thêm rằng : hung tinh phù trì cho Mệnh phải cùng Hành với Mệnh mới tốt. Sinh cho mệnh thì không bằng. Còn Kình, Hình tuy mạnh, nhưng vì chỉ chiếu sang nên kể là phụ.
Đắc Tam Không nhi phú qúy khả kỳ : Bản Mệnh có một không, đắc địa tọa thủ, còn hai không ở Tam hợp chiếu sang, là đắc cách Tam Không. Đây mới thật đúng là cách Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không như các sách nói. Cũng là cách phú qúy. Nhưng phải là Hỏa mệnh mới được ăn. Là vì các sao Không thuộc Hỏa chỉ phù trì cho người Mệnh Hỏa. Kế đó mới là Mệnh Kim được hưởng. Phú có ghi : “ Hỏa phùng Không tắc phát, Kim phùng Không tắc minh” Ở đây,Không phải ở ngay cung Mệnh, chứ không phải chiếu Mệnh Ngoài các Mệnh Hỏa và Kim các Mệnh khác không ăn. Như người Mộc Mệnh, thì Hỏa đâu phải của mình ?. Mộc sinh Hỏa, mình còn bị điêu linh là khác nữa. Ghi thêm : cụ Thiên Lương cho rằng TRIỆT không phải là KHÔNG, vì TRIỆT là TRIỆT LỘ, không phải là Triệt không. BA KHÔNG phải được kể là TUẦN KHÔNG, ĐỊA KHÔNG VÀ THIÊN KHÔNG (Đây cũng là kinh nghiệm của cụ Ba La)
Sưu tầm.
Comments