top of page
Ảnh của tác giảThi Kieu Oanh Tran

Lá số tử vi của Cụ Phan Thanh Giản :


Về lá số của cụ Phan Thanh Giản, sử sách vẫn ghi rằng cụ sinh ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn, tức ngày 11/11/1796. Còn về giờ sinh, giờ sinh của cụ Phan không rõ, nhưng giới sĩ phu Bắc Hà thời bấy giờ vẫn truyền tụng nhau rằng cụ Phan sinh giờ Mùi. Và lá số của cụ Phan Thanh Giản thi thoảng vẫn còn lưu truyền ở một số tập sách chép tay về tử vi của mấy cụ nho học cuối thời.


Nếu lấy lá số theo giờ Mùi, thì Cụ Phan là Âm Dương cách, Mệnh Thái Dương cư Thìn gặp Triệt-Đà-Không. Thân Cư Phúc có Cơ Nguyệt ĐỒng Lương hội Quyền Lộc, gia Kình Kiếp.


Theo ghi chép sử sách thì có mấy điều như sau để kiểm chứng :


- Thân Phụ của cụ Phan đã từng bị án tù, thể hiện trên lá số là Thái Dương ngộ Triệt-Đà. Và cái cách Thái Dương gặp Triệt Đà thủ mệnh này, cũng thể hiện cái chết của cụ, ôm hận trong lòng, tuyệt thực 17 ngày để rồi ra đi.


- Mệnh Âm DƯơng miếu hội hợp, Thân cư Phúc, CNĐL đắc cách, hội Quyền Lộc, cho nên sự nghiệp của cụ cũng lưu danh sử sách, tuy nhiên. Gốc Mệnh không vững, Gốc của Quan cũng không vững, Thân thì Kình Lực - Mệnh Không Thân Kiếp. Do vậy mà cả cuộc đời cụ cũng rất vất vả, bôn tẩu ngược xuôi, thăng trầm, và kết thúc là con số không!


- Đường công danh của cụ cũng thằng trầm, Bị cách chức lưu từ Chánh Sứ đại thần xuống làm tổng đốc Vĩnh Long khi thương nghị chuộc 3 tỉnh miền Đông. Đặc biệt, năm Đinh Mão (1867) do không muốn tổn thất cho dân chúng khi Pháp tấn công vào Vĩnh Long, ông đã đồng ý giao thành với 1 đề nghị duy nhất là người Pháp phải đảm bảo an toàn cho dân chúng. Sau đo ông đã tuyệt thực đến chết, vì việc này mà đến năm 1868, tức là sau khi ông mất 1 năm, triều đình Huế đã xử ông án Trảm Quyết, nhưng vì ông đã mất nên được miễn, lột hết chức tước và đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi 19 năm sau, Vua Đồng Khánh mới khôi phục chức tước cho ông, giữ nguyên hàm Đại Học Sĩ và cho khắc lại tên trên bia tiến sĩ.


- Cụ mất năm 72t, lưu hạn tại cung Tật ách, Liêm Tham nhập hạn, gia thêm Hỏa Linh, Hồng loan-Hóa Kỵ, Tiểu hạn năm Đinh Mão, rơi vào cung Nô – Phủ hội Hỏa Linh-Thương-Phá, Đào Hoa Cô Quả….một cái chết không nhẹ nhàng, và một sự ra đi cũng không hề thanh thản.


Lịch sử thì chê bai, nhân dân truyền tụng rằng “Phan Lâm mãi Quốc, Triều đinh khí dân”. Nhưng một cách công bằng mà nói, đến nay, lịch sử đã phải nhìn nhận lại. Trong cái hồi vận Quốc Khí suy vi, cụ tuy là một Đại Thần, nhưng lực bất tòng tâm, muốn xoay vần thế cuộc đâu phải dễ. Cụ Đồ Chiểu vẫn ca ngợi : “người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước”. Cũng vẫn một lòng vì dân vì nước, cái hành động tiết nghĩa của cụ khi quân Pháp bắn đại bác vào thành Vĩnh Long, cụ đã quyết định dâng thành Vĩnh Long để bảo vệ an toàn cho dân chúng, rồi tuyệt thực đến chết đã thể hiện tất cả. Nhìn lại lịch sử một cách công bằng, trong cái thủa cả thế giới loạn lạc, chiến tranh, các nước phương Tây phát triển khoa học, công nghiệp, mà triều đình thì nhu nhược, suốt ngày văn chương thi phú, học đòi làm Thuấn làm Nghiêu, trọng trách quốc gia đổ lên đầu mầy vị đại thần già nua thì làm sao có thể gánh nổi giang sơn..tất cả…tất cả cũng bởi tại hai chữ…vận thời.


Vài lời bàn nhảm, có gì mạo phạm, xin cụ lượng tình

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentários

Avaliado com 0 de 5 estrelas.
Ainda sem avaliações

Adicione uma avaliação
bottom of page