top of page
Ảnh của tác giảThi Kieu Oanh Tran

CÁCH CỤC.



Cách Cục là cái Cách mà các tinh đẩu (từ 14 Chính Tinh an theo Cục số cho đến các Phụ Tinh) được phân bố tại cung vị nào đó, tạo nên Cục diện mang tính chất đặc trưng điển hình như giàu có, quyền quý, nghèo hèn…

Một Cục diện tốt đòi hỏi các tinh đẩu phải đắc Thời đắc Vị, tức là các sao cần đứng ở nơi đắc miếu, cần phải có khí lực mạnh mẽ, Chính Tinh được rồi thì còn cần phụ tinh phò tá mới hữu lực, có Tam Kỳ (Khoa, Quyền, Lộc) tề tựu đủ - đúng vị trí - thời điểm (ví dụ như người sinh vào thời điểm năm Giáp Ất mộc mà Mệnh an ở đất mộc là Dần Mão có Hóa Lộc thì gọi là chỗ “sinh thành chi Lộc”, rất hợp thời vị), các tinh đẩu cần đi theo bộ cùng tính chất hòa hợp với nhau, ở chỗ sinh vượng địa hoặc cục thế vận hạn di chuyển đến chỗ sinh vượng của Cục số,…

Như vậy, Cách Cục chính là các kết cấu, cách bài bố và vận hành của Mệnh – Vận, thông qua không gian và thời gian để dựa vào cục diện đó mà phân tích thông tin, dự đoán cát hung cho số phận của con người trong môn Tử Vi Đẩu Số. Kết cấu cách cục Chính Tinh trên mệnh bàn còn được phân chia theo tính Âm-Dương Động-Tĩnh và khí lực ngũ hành vượng suy của các tinh đẩu.

Nói về âm dương của Cục số để an Tử Vi, ta thấy rằng, đối với các Dương Cục là 3 (mộc), 5 (Thổ), thì khởi điểm của Tử Vi luôn luôn tại cung Dương, tương ứng là Thìn, Ngọ. Còn đối với các Âm Cục là 2 (thủy), 4 (Kim), 6 (Hỏa), thì khởi điểm của Tử Vi luôn luôn tại cung Âm là Sửu, tương ứng là Sửu, Hợi, Dậu.

Chòm sao Tử Vi và chòm sao Thiên Phủ được xem như Lưỡng Nghi trên thiên bàn. Trong đó, chòm Tử Vi được coi như là nghi Dương, chòm Thiên Phủ được coi như là nghi Âm.

Khi số ngày trong tháng tăng dần (1, 2,… 30) thì chòm Tử Vi, dẫn đầu là sao Tử Vi sẽ vận hành chuyển động theo chiều thuận. Đồng thời thì chòm Thiên Phủ, dẫn đầu là sao Thiên Phủ sẽ vận hành chuyển động theo chiều nghịch. Đây chính là quy luật tiến thoái, thuận nghịch của âm dương. Mỗi khi vận hành, thay đổi vị trí thì hai chòm này tạo thành các thế đứng của các chính tinh với các cách cục khác nhau.

Lưu ý, chiều vận hành của 2 chòm sao nói trên là chiều vận động của cả chòm, còn thứ tự của từng sao trong từng chòm lại tính theo chiều ngược lại. Như, sao Tử Vi đứng đầu chòm Tử Vi, thứ tự lần lượt tiếp theo là Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh; sao Thiên Phủ đứng đầu chòm Thiên Phủ, thứ tự lần lượt tiếp theo là Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.

Phân chia theo Động – Tĩnh, thì đối với 14 chính tinh người ta chia ra thành 2 nhóm chính:

* nhóm có tính Động gồm: Tử Phủ Vũ Tướng Liêm Sát Phá Tham.

* nhóm có tính Tĩnh gồm: Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật.

Nhóm các sao có tính Động thì gọi là các “cương tinh”, còn nhóm các sao có tính Tĩnh thì gọi là các “nhu tinh”. Trong sự vận động của Lưỡng Nghi là 2 chòm Tử Phủ thì các cương tinh luôn luôn kết hợp đồng cung với nhau, còn các nhu tinh thì luôn kết hợp đồng cung với nhau.

Trong nghiên cứu của cụ Thiên Lương đã phân chia động tĩnh của các chính tinh này thành một hình thức cụ thể hơn là:

1. Động tính (thực hành, hành động) 100% gồm: Sát Phá Tham Liêm.

2. Động tính (thực hành, hành động) 60%, Tĩnh tính (lý thuyết) 40% gồm: Tử Phủ Vũ Tướng.

3. Động tính (thực hành, hành động) 40%, Tĩnh tính (lý thuyết) 60% gồm: Cự Nhật.

4. Tĩnh tính (lý thuyết) 100% gồm: Cơ Nguyệt Đồng Lương.

Bốn nhóm này, cụ Thiên Lương gọi là Tứ Tượng, và nhóm nặng tính hành động (1., 2.) thì gọi là nhóm Dương, còn nhóm nặng tính lý thuyết tính lý thuyết thì gọi là nhóm Âm, hai loại này cụ Thiên Lương coi là Lưỡng Nghi.

Tôi giới thiệu sơ lược về cách phân chia âm dương động tĩnh như thế để mọi người nắm được cái tinh thần quan trọng của tính nhị nguyên trong môn Tử Vi Đẩu Số. Tác dụng của chúng, dù cát hay hung thì, nhóm có tính Động là gây ra ảnh hưởng mang tính nhanh, cường độ mạnh, sự kiện rõ rệt ít biến hóa,… còn nhóm có tính Tĩnh thì gây ra các ảnh hưởng mang tính chậm rãi, cường độ vừa phải, sự kiện nhiều biến hóa,… Thông qua đây, mọi người sau này có thể tự mình phân tích tính chất tương tự đối với Lục Cát, Lục Sát và các yếu tố khác trong Tử Vi. Nắm vững điều này để có thể luận giải tổng quát lá số và chi tiết về vận hạn cát hung.

Đến đây thì chúng ta đã biết được rằng, nhóm các cương tinh (tính Động) luôn kết hợp đồng cung với nhau, nhóm các nhu tinh (tính tĩnh) luôn kết hợp đồng cung với nhau, theo đó chúng ta có thể suy luận được về bố cục trên thiên bàn:

Các tinh đẩu cùng Tính thì chỉ có thể ở các thế đứng đồng cung, tam hợp chiếu, xung chiếu hoặc cách nhau một số lẻ cung, không bao giờ ở giáp cung với nhau.

Các tinh đẩu khác Tính thì không thể đồng cung hay xung chiếu, tam hợp chiếu với nhau. Chỉ có thể giáp cung hoặc cách nhau một số chẵn cung.


Còn tiếp..

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentarios

Obtuvo 0 de 5 estrellas.
Aún no hay calificaciones

Agrega una calificación
bottom of page