Thuật đoán mộng (viên mộng thuật) là tên địa phương lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Nhưng ở nước ngoài nó có một cái tên là : giải tích mộng (diễn giải và phân tích mộng). Cùng một thứ có hai cảnh ngộ hoàn toàn khác nhau, có phần làm cho người ta có cảm giác vui buôn lẫn lộn.
Buồn là việc mình đã từng làm không dám chấp nhận là đúng, không đáng xem, lại cứ muốn nhìn thấy người khác cũng làm như thế mdi lại học đế làm. Thái độ khoa học cẩn thận khiêm tốn này, thực tế vì tinh thần chú trọng thực tế của bản thân khoa học mà không dám gật bừa.
Vui là cuối cùng người ta đã hiếu rõ mộng có thể dự đoán được hiện trạng các mặt của người nằm mộng, nghĩa là mộng có thể dự báo vận thế của người.
Vận thế là vận mệnh của một người, cũng có thể hiểu là xu thế vận động của sinh mệnh. Mỗi người đều có vận mệnh của mình, các nhân tố tạo thành vận mệnh của mỗi người là những sự kiện mà mỗi người làm ra trong quá trình sinh mệnh. Đây chính là câu nói "Vận mệnh của anh ta rất tốt!“, mà chúng ta thường nghe khi người khác giành được những thành công được người ta hâm mộ.
Vận mệnh tốt và xấu, xét từ bề ngoài là đại từ "một người giành được bao nhiêu”, còn về thực chất đế xét nên hiểu là tốt, xấu của chất lượng sinh mệnh.
Các nhà hiền triết xưa của Trung Quốc từ lâu đã đem chất lượng của sinh mệnh làm tiêu chuẩn đánh giá vận mệnh của một người. Ví như : nhà tinh mệnh học chính là đã đem năm tháng ngày giờ sinh của một người lần lượt tiến hành tổng hợp phân tích, sau đó trong cả hoàn cảnh sinh mệnh - tức thời gian không gian vũ trụ, tiến hành phân tích động thái, cuối cùng vẽ ra qũy tích vận mệnh của một người. Cách tiến hành từ phân tích tình thái vi mô đến phân tích động thái vĩ mô này, đã thể hiện nhận thức có hệ thống, hoàn chinh của các
nhà hiền triết Trung Quốc đối với sự phát triển của sinh mệnh.
Xét về phương pháp tư duy, nhận thức này là uyên bác, tiên tiến, khoa học. Song điều làm cho người đời sau chất vấn là ở vấn đề quan hệ giữa thời gian sinh ra với vận mệnh.
Đương nhiên, chỉ có sau khi hoàn toàn hiểu "cảm ứng thiên nhân" của các nhà hiên triết Trung Quốc, người ta mới có thể khẳng định một cách đầy đủ học thuyết đoán mệnh này.
Việc lí giải và phân tích của các nhà hiền triết Trung Quốc đối với mộng’, điểm xuất phát của nó vẫn là "cảm ứng thiên nhân”. Các nhà hiền triết Trung Quốc cho rằng: “Mộng là những thứ tai nghe mắt thấy trong thế giới mình giao du, những việc nhìn thấy tận mắt hoặc cảm nhận mà thành, hoặc có việc mà đến, tức tất cả mọi việc của bản thân mình. Những việc gặp trong mộng là những việc thuộc bản thân mình chứ không phải ở ngoài bản thân mình."
Nghe nói ngày xưa có một vị Thiên sứ giỏi đoán mộng, ông đã phân chia mộng thành năm loại ranh giới : Loại một là cảnh quan trọng, loại hai là cảnh quý, loại thứ ba là cảnh quá khứ, loại thứ tư là cảnh hiện tại, loại thứ năm là cảnh tương lai. Họ cho rằng việc sản sinh mộng là tác dụng tinh thần của con người. "Thân díệm mộng sinh, thân tỉnh mộng diệt" (Thần hừng hực cháy thì sinh mộng, thần tĩnh lặng thì mộng mất). Trong nhận thức của các nhà hiền triết Trung Quốc xưa, thân là vật chất. Vì vậy mộng là một loại công năng và tác dụng của thần. Từ đó ta thấy, người xưa thật ra không xem mộng là một thứ thần bí và mê tín.
Nhưng, ban ngày có điều suy nghi thì ban đêm có mơ mộng, cũng không thể hoàn toàn nói rõ tính "bất khả tri" của mộng. Bởi vì, đôi khi không phải là sự việc ban ngày suy nghi đến, mà trong mộng cũng xuất hiện, hơn nữa cách giải thích này không đủ sức thuyết minh canh mộng hoang đường, kl dị.
Nhá hóa học Kêkulê đã từng nằm mộng thấy một giấc mộng vĩ đại. Giấc mộng này được nhiều người dùng để chú giải nói mộng là sự đến đáp của miệt mài.
Giấc mộng này như sau : Nhà khoa học người Đức này từ lâu nay mưu toan tìm ra một công thức kết cấu cho phân tử Benzen. Một đêm vào nảm 1865, ông ngồi bên cạnh lò lửa ngủ gật. Trong mơ mơ màng màng, ông nhìn thấy trong ngọn lửa có các nguyên tử xếp thành hàng hình con rắn nhảy múa qua lại trước mắt ông, bỗng nhiên con rắn đó cắn vào đuôi của nó, cả thân hình nó tạo thành một vòng tròn, sau đó lại tiếp tục quay tròn như vui đùa trước mắt ông. Lúc này Kêkulê bỗng tĩnh giấc, ông đã nghĩ ra được công thức kết cấu hiện nay nổi tiếng này. Tiếp đó ông lập tức đưa ra suy luận về kết cấu Benzen hình lục giác. Chính trong một đêm như thế ông đã nổi tiếng, đặt cơ sở của hóa học các bua thơm.
Về giấc mộng thần kì này, đến bản thân ông Kêkulê cũng không ngờ tới. Đương nhiên cũng là chưa từng nhìn thấy, ai cũng đều biết nhà hóa học ban ngày suy nghĩ thật ra không phải là nội dung về rắn và lửa. Nghe nói vua phát minh Edison hàng ngày ông ngủ rất ít, mà luôn là đang mơ về phát minh. Decard cũng trong giấc mơ đem triết học cùng kết hợp lại với toán học. Chất bán dẫn cũng là được phát hiện từ trong mộng của Maxiaxư.
Bởi vì giấc mộng vĩ đại kia của Kêkulê, nhiều nhà khoa học đã tin câu nói nổi tiếng của ông ; "Thưa quý ông, hãy để cho mọi người chúng ta đều biết nằm mộng, như thế có lẽ chúng ta sẽ có thể phát hiện ra chân lí".
Về sau, có một số nhà khoa học có kiến thức thật sự đã bắt đầu nghiên cứu giấc mộng của người. Họ cho rằng : giấc mộng hàng ngày của chúng ta phần nhiều đều không có ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng là bản thân chúng ta thiếu khả năng lí giải và khả năng quan sát nội dung phong phú trong bộ phận đen tối nhìn thấu tâm linh.
Giấc mộng chỉ cho chúng ta nội dung có liên quan đến cuộc sống nội tại, đồng thời cũng chỉ cho chúng ta bộ phận của tính cách không rõ ràng có liên quan đến người nằm mộng. Những nhân tố này, trước khi anh ta chưa phát hiện ra sẽ bắt đầu làm đảo lộn sinh hoạt của anh ta, tức là tác dụng tiềm ý thức của anh ta. Khi ý thức dùng kiềm chế đối với tiềm ý thức, mộng sẽ trở thành vũ đài của tiềm ý thức giao tranh với ý thức. Vì thế, mộng được tồn tại với tư cách bổ sung của ý thức.
Dùng lời của Carl G. Jung nói : Mộng thuộc về phúc họa của đời người, đôi khi so với những sự việc xảy ra ở ban ngày nó còn có thể ảnh hưởng hơn tất cả ! Việc nghiên cứu mấy chục năm của các nhà khoa học, cuối cùng đã xoay chuyển được thiên kiến của người ta đối với mộng. Người ta ngày càng tin tưởng : mộng có thể báo trước vận thế của người.
Sưu Tầm.
コメント